Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

Các nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc sứ

Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi bọc răng sứ (phục hình răng), cách chăm sóc răng miệng của bệnh nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng và tuổi thọ của răng sau khi phục hình. Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn tìm hiểu mài răng bọc sứ có đau không cũng như cách chăm sóc răng sau khi bọc răng sứ.

Các nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc sứ

Phương pháp bọc răng sứ đã khá phổ biến hiện nay, đây như là một bước cải tiến mới trong ngành nha khoa giúp phục hình thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi các tác nhân bên ngoài như hóa chất, nhiệt độ, vi khuẩn,..v..v..Tuy nhiên, nếu sau khi bọc răng sứ bạn bị hôi miệng có thể do các nguyên nhân sau:

- Răng sứ có vết nứt hay những rãnh sần sùi làm thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn đến hôi miệng.


- Các cầu răng ở ngay phần nhịp (tại vị trí mất răng) làm không đúng kỹ thuật, hở nhịp, khó vệ sinh, thức ăn dễ bị bám vào cùi răng thật bên trongcác khe bên dưới gây ra mùi hôi.

- Bệnh nhân bị mắc bệnh hôi miệng từ trước khi làm răng sứ nhưng sau đó mới phát hiện ra. Do đó, răng sứ không phải là nguyên nhân gây hôi miệng.

- Răng sứ không được gắn sát vào chân răng, chân răng bị hở, thức ăn và vi khuẩn tích tụ vào cùi răng thật bên trong, lâu ngày phân hủy và gây ra tình trạng hôi miệng.

- Các loại răng sứ bằng kim loại sau một thời gian sử dụng, trong môi trường miệng dưới sự tác động của nước bọt, hóa chất, vi khuẩn,... gây ra mùi khó chịu cho răng miệng.

Chú ý về chế độ chăm sóc răng miệng sau bọc sứ

 Chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Khi chải răng, bạn cần cầm bàn chải nghiêng 45 độ và nhớ là phải dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc theo hướng vòng tròn để tránh làm tổn hại men răng.

 Thỉnh thoảng trước khi đánh răng, bạn có thể dùng ngón tay trỏ và ngón giữa để massage nướu, giúp máu được lưu thông tốt hơn. Đó cũng là 1 lưu ý sau khi bọc răng sứ mà bạn cần biết, nó sẽ rất tốt cho sức khỏe răng miệng.


Kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để lấy sạch những mảng bám, vụn thức ăn từ các kẽ răng.

Thăm khám răng miệng định kì: Cũng như việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, thăm khám răng miệng định kì sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, nha chu… Trong trường hợp mão sứ có vấn đề, khớp cắn không còn chuẩn xác thì bác sĩ sẽ kịp thời chỉnh sửa giúp bạn. Tốt nhất, cứ 4 – 6 tháng bạn nên đi thăm khám răng miệng một lần tại các trung tâm nha khoa uy tín.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trẻ em bị sâu răng hàm phải chữa làm sao

    Răng hàm của trẻ bị sâu phải làm như thế nào là băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh. Bởi, đây là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng nghiêm ...