Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách làm này yêu cầu các nha sĩ kết nối hai chiếc răng không hoàn chỉnh với nhau qua một chiếc cầu. Dưới đây là thông tin bạn nên tìm hiểu về phương pháp này!

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là phương pháp làm răng giả cổ điển dùng để che lắp đi khoảng trống bị mất răng. Bác sĩ bắt buộc mài đi những răng xung quanh để tạo thành trụ nhỏ, sau đó một dãy mão răng sứ được chế tác dính chặt vào nhau được gắn cố định vào trụ răng và chỉ có bác sĩ mới là người có thể tháo ra lắp vào mà thôi.
Phương pháp cầu răng sứ*
Đây là một trong những phương pháp trồng răng giả phục hồi răng mất hiện nay cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì cầu răng sứ vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, nổi trội nhất chính là phần chân răng làm trụ dễ dàng bị hư hỏng theo thời gian. 

Người trưởng thành thực hiện cấy ghép implant giá bao nhiêu

Quá trình xương hàm bị tiêu đi nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Nhưng thông thường, bắt đầu diễn ra sau khoảng 3 tháng mất răng và càng về sau thì mức độ tiêu xương càng diễn ra một cách nhanh chóng hơn.

Quy trình làm cầu răng sứ tại nha khoa

Cầu răng sứ được tiến hành theo quy trình chuẩn, trong điều kiện vô trùng, bao gồm các bước như sau:
Các bước làm cầu răng sứ đạt chuẩn*
Bước 1: Khám tổng quát khoang miệng, đánh giá hiện trạng răng, nướu và sức khỏe của bệnh nhân. Soi chụp phim trong trường hợp như trạng thái xương hàm và răng phức tạp. Căn cứ vào kết quả thăm khám kiểm tra, bác sĩ giám định tình hình, tư vấn và trao đổi với bệnh nhân để lên kế hoạch phục hình cụ thể chi tiết.

Bước 2: Tiến hành đo đạc lấy chiếc răng phù hợp với khung hàm, đo kích cỡ chỗ trống của răng và truyền tín hiệu về cho Labo nha khoa phân tích để máy có thể chế tác ra đúng chiếc cầu răng cân xứng với hàm.

Bước 3: Gây tê tại chỗ để mài nhỏ thân răng cận kề khoảng mất răng thành cùi để làm trụ tạo cầu và lưu giữ được phần chụp bên trên răng. Sau khi mài cùi bệnh nhân được lắp cầu tạm thời để đảm bảo tính thẩm mỹ và cho bênh nhân làm cho quen dần với cầu răng.
Thực hiện chăm sóc răng miệng khoa học*
Bước 4: Cầu răng sứ được gắn thử để kiểm tra độ kênh và chỉnh sửa lại. Tiếp sau đó được gắn cố định vào cùi răng trụ nhờ chất một chiếc xi măng chuyên dung nha khoa để lấp đầy khoảng trống mất răng. Khi gắn cầu răng hoàn thành thì bệnh nhân được lên lịch hẹn khám lại để theo dõi về sau.

Đối với những người có hàm răng không hoàn chỉnh, việc phục hình răng là một vấn đề nên quan tâm. Ở nước ta, phương pháp làm cầu răng sứ đã trở nên quen thuộc và được nhiều người biết đến cũng như áp dụng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trẻ em bị sâu răng hàm phải chữa làm sao

    Răng hàm của trẻ bị sâu phải làm như thế nào là băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh. Bởi, đây là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng nghiêm ...